HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
0923.423.423
Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
Sáng chế mới trong bảo quản hạt cà phê
... ThS Phạm Văn Thao (Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên) cùng cộng sự đã nghiên cứu, hoàn thiện công trình khoa học “Ứng dụng công nghệ sấy nhiệt độ, ẩm độ thấp và giải pháp kiểm soát ẩm độ, nhiệt độ kho để bảo quản hạt giống cà phê trong thời gian dài”.
ThS Phạm Văn Thao giới thiệu về giải pháp mới trong bảo quản hạt giống cà phê. Ảnh: NVCC.
ThS Phạm Văn Thao - Chủ nhiệm công trình cho biết, công trình là kết quả nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thu hoạch và sản xuất hạt giống cà phê, các giải pháp ở từng công đoạn giúp cho việc sản xuất hạt giống cà phê được nhanh chóng, kịp thời, giảm chi phí sản xuất, tạo hạt giống chất lượng tốt và đạt hiệu quả cao… Công trình ứng dụng công nghệ sấy lạnh (sấy bơm nhiệt) để làm khô hạt giống cà phê là ứng dụng mới và đầu tiên trong sản xuất hạt giống cà phê giúp cho việc sản xuất hạt giống luôn được chủ động, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, rút ngắn thời gian làm khô, tăng hiệu quả sản xuất và đảm bảo chất lượng hạt giống đạt chất lượng tốt trong điều kiện sản xuất không thuận lợi.
Đồng thời ứng dụng được kỹ thuật bảo quản hạt giống trong cát sạch, khô, mịn đã được xử lý là kết quả nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực bảo quản hạt giống cà phê giúp tăng thời gian bảo quản quản hạt giống từ 1 - 1,5 tháng lên từ 6 - 8 tháng mà vẫn đảm bảo tỷ lệ nảy mầm trên 70%. Biện pháp lưu trữ hạt giống cà phê từ mùa vụ trước từ 6 - 8 tháng để thực hiện việc sản xuất cây giống, cây giống làm gốc ghép sớm, không phụ thuộc vào mùa vụ thu hái hạt giống là rất thiết thực và mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao khi kịp thời cung cấp cây giống đầu vụ cho bà con nông dân khi mùa mưa bắt đầu.
Theo ông Thao, với tính mới cũng như hiệu quả kinh tế mang lại, công trình khoa học đã được ứng dụng rộng rãi và thiết thực vào sản xuất hạt giống cà phê tại các đơn vị sản xuất hạt giống cà phê trên địa bàn Tây Nguyên. Các đơn vị sản xuất hạt giống cà phê có thể áp dụng được các kỹ thuật một cách dễ dàng vì kỹ thuật chuyển giao đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với điều kiện sản xuất, có tính ổn định cao và không gây áp lực nhân công cho giai đoạn sản xuất giống đại trà đầu mùa khô như tình trạng các cơ sở sản xuất giống hiện nay. Công trình đã được áp dụng đối với các trung tâm, công ty sản xuất hạt giống, cây giống cà phê trên địa bàn các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, hàng năm giúp sản xuất và bảo quản trên 20 tấn hạt giống.
Công trình khoa học “Ứng dụng công nghệ sấy nhiệt độ, ẩm độ thấp và giải pháp kiểm soát ẩm độ, nhiệt độ kho để bảo quản hạt giống cà phê trong thời gian dài” do ThS Phạm Văn Thao cùng cộng sự thực hiện đã đạt Giải Ba Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2021 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức; Giải Nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk, lần thứ 8 năm 2020-2021 do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Công trình cũng được vinh danh trong danh sách các công trình, giải pháp khoa học công nghệ của Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
Trung Quân
Bài viết gốc: https://daidoanket.vn/sang-che-moi-trong-bao-quan-hat-ca-phe-10274002.html
Nguồn: daiđoanket.vn
Các tin khác
- Trung Quốc tăng nhập sầu riêng, cau Việt Nam (01/11/2024)
- Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị (28/10/2024)
- Áp thuế VAT 5% đối với mặt hàng phân bón: Người nông dân có được hưởng lợi? (23/10/2024)
- Đắk Nông cảnh báo bùng nổ diện tích cây ăn quả (18/10/2024)
- Giá xuất khẩu hồ tiêu dự báo giữ mức tăng (14/10/2024)
- Xuất khẩu nông lâm, thủy sản: Dồn lực về đích (09/10/2024)
- Giá sầu riêng tăng trở lại (07/10/2024)
- Những điều cần biết cho người muốn kinh doanh sầu riêng (02/10/2024)