s1s2

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0923.423.423

Hỗ trợ trực tuyến

Giám đốc kinh doanh: Mrs Chu Quỳnh Lâm

Điện thoại: 094 7471247

Kỹ thuật xử lý ra hoa sầu riêng nghịch vụ

Phủ bạt nylon, sau phun Paclobutrazole, tiến hành dùng bạc nylon đậy kín gốc (sử dụng bạt phủ kín toàn bộ chân bề mặt đất), đồng thời xiết cạn nước trong mương. Ảnh: Minh Quốc.

Các công đoạn chuẩn bị trước xử lý ra hoa

Trước tiên chuẩn bị cơi đọt, cây sầu riêng sau khi thu hoạch cần tiến hành phục hồi ngay và cần đảm bảo phục hồi sao cho lần cơi đọt đầu tiên của cây cho lá dày, to khỏe, để tạo tiền đề cho những lần cơi đọt sau của cây sầu riêng phát triển khỏe mạnh. Việc tạo nhiều cơi đọt trước khi tiến hành áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa sẽ giúp cây tích luỹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho giai đoạn nuôi trái sau này. Để xử lý ra hoa nghịch vụ sầu riêng cần có ít nhất 2 cơi đọt hoàn chỉnh cho cây. Chú ý, phun thuốc ngừa rầy xanh, rầy phấn, bọ trĩ hay nhện sau khi cây nhú đọt và bung lá.

Cắt tỉa cành, cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, đan chéo trong thân hoặc cành non mọc trên cuống trái (bơi) hay trên cành chính, giúp cây thông thoáng và giúp cây tập trung dinh dưỡng trong thân cành và bộ lá. Ở giai đoạn sau khi đã cắt tỉa cành và tạo tán bà con nên phun thuốc phòng trừ bệnh hoặc rải vôi. Việc này sẽ giúp bà con bảo vệ cây sầu riêng trước các nấm bệnh ẩn náu trong vườn.

Bón phân, bón vôi tùy theo loại đất, hàm lượng chất hữu cơ trong đất và pH đất <5. Bón phân hữu cơ có thể kết hợp với vi sinh vật có lợi để ngừa nấm hại trong đất, giúp cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng mà còn tăng hệ vi sinh vật có lợi trong đất. Bón phân hóa học NPK có tỷ lệ 3:2:1 hay 4:3:2.

Sầu riêng ra hoa do ảnh hưởng của yếu tố khô hạn, kết hợp với nhiệt độ thấp nên thường ra hoa theo mùa, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng. Ảnh: Minh Quốc.

Tưới nước: Nhịp tưới 2–3 ngày/lần, hoặc giữ mực nước trong mương ổn định ở độ sâu 60-80cm.

Làm cỏ, dọn sạch cỏ trên líp, giúp đất khô nhanh và không bị động nước trong thời gian xiết nước và đậy mủ.

Khuyến cáo áp dụng theo mục đích

Để giúp cho bộ rễ khỏe mạnh, ổn định pH đất, bà con cho tưới Ultra Green + Sitto Humic Total (hoặc Sitto Fulvix) + Rich Farmer, tỷ lệ 4 lít + 1kg (0,5 kg) + 5 lít cho 40-50 gốc.

Kích thích và phát triển cơi đọt, bà con cho phun Amino Kyto + Sitto Mix Combi + Sitto Fopro 30-10-10+TE, có thể kết hợp với thuốc trừ sâu rầy (tỉ lệ 250 ml : 100g : 250gram pha cho 200 lít nước).

Ngừa nấm Phytophthora, bà con cho tưới bộ sản phẩm Rhodo Phos + Sitto Humic Total (hoặc Sitto Fulvix), tỷ lệ 2 lít + 0,5 kg pha cho 200 lít tưới gốc. 

Phương pháp xử lý ra hoa nghịch vụ

Sầu riêng ra hoa do ảnh hưởng của yếu tố khô hạn, kết hợp với nhiệt độ thấp nên thường ra hoa theo mùa, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng. Khoảng thời gian khô hạn thường kéo dài khoảng từ 10 – 14 ngày. Thời gian khô hạn cần để kích thích sầu riêng ra hoa nghịch vụ phụ thuộc vào giống cây, điều kiện thời tiết và quản lý mực nước trong mương. Thời gian dao động từ 30-35 ngày đối với các giống Monthong, Ri6. Vậy nên, để điều khiển cây ra hoa nghịch vụ, bà con bắt buộc phải đáp ứng được khoảng thời gian khô hạn trên.

Điều kiện thời tiết bất lợi khi làm mùa nghịch vụ là mưa nhiều, nắng ít, nên việc sử dụng chất ức chế sinh trưởng (Paclobutrazole, Uniconazole, Mepiquat chloride,…) và tủ nilon phủ gốc (tránh nước mưa rơi xuống gốc) là cần thiết đi kèm với biện pháp xiết nước gây khô hạn.

Việc tạo nhiều cơi đọt trước khi tiến hành áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa sẽ giúp cây tích luỹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho giai đoạn nuôi trái sau này. Ảnh: Minh Quốc.

Tạo mầm hoa, sau khi cơi 2 hoặc 3 mở lá hoàn toàn (chuyển sang lá lụa) tiến hành bón gốc DAP/Super Lân + Kali (hoặc tỉ lệ NPK = 1:3:2 hoặc 1:3:3) và phun qua lá Sitto Fomic PK 52-34+TE (1 kg) + Sitto Fopro 10-52-10+TE (250g), phun lại lần 2 sau 5-7 ngày, ướt đều hai mặt lá để lá trưởng thành đồng đều. Hoặc phun phân Lân + Kali dạng Phosphonate (Sito Take Off 600 – 0,5 lít/phuy 200 lít) qua lá 1 – 2 lần, cách nhau 10 – 15 ngày để thúc đẩy hình thành mầm hoa và tăng sức đề kháng bệnh sau này.

Ức chế sinh trưởng, trước khi phun Paclobutrazole (PBZ) cần cắt "bơi" chồi non mọc trên cuống trái. Khi lá đã lụa (nhìn lá xanh/cứng đều) tiến hành phun PBZ ở nồng độ 1.000 – 1.500 ppm, phun dung dịch hóa chất điều lên 2 mặt lá, đặc biệt phun kỹ mặt dưới lá và trong dạ cành vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

Lưu ý, phun Paclobutrazole vào thời điểm trước khi đậy bạt giúp hạt thuốc rơi vào đất, cây được kích thích ra hoa triệt để. Tuy nhiên PBZ sẽ lưu tồn trong nền đất, khiến cho cây bị suy kiệt nếu lạm dụng. Vậy nên, có thể đậy bạt trước khi tiến hành phun Paclobutrazole sẽ hạn chế được tác hại của thuốc đối với đất trồng.

Phủ bạt nylon, sau phun Paclobutrazole, tiến hành dùng bạc nylon đậy kín gốc (sử dụng bạt phủ kín toàn bộ chân bề mặt đất), đồng thời xiết cạn nước trong mương. Nếu có mưa thì bơm nước liên tục ra ngoài. Phủ nylon cho đến khi mầm hoa nhú rõ.

Tỉa bỏ hoa ở ngoài tán, trên thân hoặc gần sát thân chính, tỉa bỏ những chùm hoa gần sát nhau, cuống nhỏ, để lại những hoa có cuống to, khoảng cách đều giữa các chùm hoa trên cành. Ảnh: Minh Quốc.

Thời điểm dỡ bạt nylon, tiến hành phá miên trạng bằng cách phun KNO3 nồng độ 1 – 1,5% hoặc Sitto Fopro 12-3-43+TE (1 kg/phuy 200 lít) để thúc mầm hoa phát triển tập trung, ngừa mầm hoa bị miên trạng (chai). Phun từ 1-2 lần và thời gian cách nhau 5-7 ngày. Sau đó dỡ bạt phủ ⅓ bạc phủ giúp điều hòa vùng rễ (nếu có mưa thì phủ kín lại).

Khi thấy mắt cua đã sáng hoàn toàn (phân biệt được mầm hoa hay mầm lá) thì tiến hành dỡ thêm ⅔ bạt phủ còn lại và tưới nước. Lượng nước tưới bằng 20-30% lượng nước thông thường sau đó tăng dần lượng nước lên và giảm lại khi xả nhị - đậu trái. Cách tưới: tưới đều nước chầm chậm từ bên ngoài tán vào trong.

Dưỡng bông và tỉa hoa, sau khi đã dỡ bạt khoảng 4–5 ngày, bà con tiến hành xịt thuốc và dinh dưỡng kéo mắt cua. Phun qua lá bằng bộ Amino Kyto + Sitto Fopro 20-20-20+TE (liều 250ml : 250g cho phuy 200 lít). Dưới gốc bón hữu cơ và cho nước vô mương trở lại và giữ ở độ sâu 60 – 80cm từ mặt liếp.

Tùy vào giống, kỹ thuật và kinh nghiệm của bà con có thể áp dụng kỹ thuật “kéo đọt” hay “chặn đi đọt” trong thời gian ra hoa.

Kéo đọt (lấy đọt ở giai đoạn bông): Bón phân kéo đọt phát triển khi mầm hoa (có dạng tròn, xác định là mầm hoa, không phải mầm lá) nhú 5 – 7 ngày (NPK 1:1:1 + Urê, trộn với tỷ lệ 3:1) và bón phân NPK 1:1:1 giai đoạn 25 – 30 ngày sau khi nhú mầm.

Chặn đi đọt (giữ nguyên bộ lá): Bón phân NPK 1:1:1 cho cây phát triển bình thường hoặc bón phân NPK 2:1:3 cho cây còn sung.

Trước khi hoa nở 3–5 ngày phun Calcium Boron + Amine để tăng đậu trái, chống stress và giảm rụng hoa, ít nhất 2 lần cách nhau 7-10 ngày. Ảnh: Minh Quốc.

Hoa phát triển giai đoạn 20 và 40 ngày sau khi ra hoa, tiến hành tỉa hoa khi cây ra nhiều hoa. Tỉa bỏ hoa ở ngoài tán, trên thân hoặc gần sát thân chính, tỉa bỏ những chùm hoa gần sát nhau, cuống nhỏ, để lại những hoa có cuống to, khoảng cách đều giữa các chùm hoa trên cành.

Ngừa sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thán thư hại hoa trong mùa mưa làm khô hoa, ngừa bọ trĩ trong mùa khô. Trước khi hoa nở 3–5 ngày phun Calcium Boron + Amine để tăng đậu trái, chống stress và giảm rụng hoa, ít nhất 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

Lê Minh Quốc

Bài viết gốc: https://nongnghiep.vn/ky-thuat-xu-ly-ra-hoa-sau-rieng-nghich-vu-d397211.html

Nguồn: nongnghiep.vn